May 24, 2018
Hệ thống tiếp địa là bộ phận không thể tách rời đối với bất kỳ hệ thống chống sét …
May 24, 2018
Bán kính bảo vệ của kim thu sét phát tia tiên đạo (E.S.E) phụ thuộc vào độ cao (h) của kim so với …
May 24, 2018
AFNOR NF C 17-102: "Lightning protection - Protection of structures and open areas against …
Tại các công trình lớn, thép và thép mạ kẽm mới là chất liệu được ưu tiên chứ không phải đồng. Mặc dù đồng có khả năng dẫn điện tốt hơn nhưng độ bền về nhiệt, về oxy hóa lại kém hơn nhiều so với thép. Đặc biệt là sau khi được phụ thêm lớp mạ kẽm thì ưu thế này càng được thể hiện rõ hơn. Cường độ dòng sét đánh vào các công trình lớn không chắc là cao hơn so với công trình nhỏ, nhưng tần suất bị sét đánh thì chắc chắn là cao hơn; thêm vào đó, việc thay thế và bảo dưỡng hệ thống cũng khó khăn hơn (cần nhiều thủ tục hơn) nên yếu tố bền luôn được đặt lên hàng đầu. Chưa kể tới việc, thép còn chống được tác động từ các hóa chất ở kho xăng, kho đạn, khu công nghiệp, nhà máy hóa chất, phòng thí nghiệm bệnh viện....
Đứng ở một góc độ khác, khuyết điểm về điện trở lại phần nào làm nó hoàn hảo hơn tại các công trình lớn như vậy. Điện trở cao của thép buộc chúng ta phải sử dụng chúng với số lượng nhiều và rải rộng trong bãi tiếp địa; vì vậy mà dòng sét (cho dù rất lớn) cũng được chia nhỏ ra và truyền xuống đất "một cách từ tốn" hơn hẳn cọc đồng. Nếu xét trên tổng chi phí thì phương pháp này cũng không đắt hơn, vì chí phí cho chất liệu đồng luôn cao hơn hẳn thép nếu xét cùng một khối lượng.
Nhưng đó là xét trên góc nhìn của các công trình lớn. Đầu tiên, chúng có chi phí vận chuyển cao do cần số lượng nhiều mà bản thân thép đã nặng hơn đồng sẵn. Tiếp đó là độ cứng của thép khá lớn, yêu cầu trình độ kỹ thuật thậm chí là máy móc hỗ trợ khi thi công. Nếu đứng ở góc nhìn của các công trình nhỏ lẽ thì đây đều là những vấn đề lớn. Rõ ràng là chất liệu này sinh ra chỉ để hỗ trợ cho các công trình lớn mà thôi.
Top